Tài liệu dành cho phó ba

Ngày 17-08-2021 Lượt xem 3619

Chuẩn bị làm Phó ba cần biết,

NHIỆM VỤ BẢO DƯỞNG VÀ KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH, CỨU HỎA

Chuẩn bị làm Phó ba cần biết,

NHIỆM VỤ BẢO DƯỞNG VÀ KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH, CỨU HỎA

I. TÌM HIỂU HỆ THỐNG BẢO DƯỠNG TÀU THEO KẾ HOẠCH PMS CỦA TÀU

1. Hệ thống bảo dưỡng theo kế hoạch PMS (Planned Maintenance System / Planned Maintenance Schedule) là một hệ thống được xây dựng trên giấy hoặc phần mềm vi tính để chủ tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện việc bảo dưỡng tàu và trang thiết bị định kỳ theo yêu cầu của nhà chế tạo và theo yêu cầu của đăng kiểm. Việc bảo dưỡng được thực hiện/giám sát bởi thuyền viên trên tàu và được công nhận thông qua kiểm tra của đăng kiểm trong các kỳ kiểm tra định kỳ.

Nhiệm vụ bảo dưỡng và kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa do Thuyền phó ba phụ trách chỉ là một phần nội dung công tác bảo dưỡng phần boong theo chỉ đạo của Đại phó, phụ trách chung.

PMS là một định chế bắt buộc theo Bộ luật ISM.

PMS phải được xây dựng hàng năm, trước một hai tháng, cho năm tới để được văn phòng công ty xét duyệt và công bố.

Kế hoạch bảo dưỡng được xây dựng dựa trên các cơ sở chính sau:

- Hướng dẫn của nhà chế tạo

- Chu kỳ kiểm tra của đăng kiểm

- Kế hoạch khai thác tàu

- Tình trạng kỹ thuật thực tế của trang thiết bị

2. Mục đích của PMS:

1) Để đảm bảo rằng tất cả công việc bảo dưỡng được thực hiện trong khoảng thời gian quy định theo lịch trình đặt ra trong PMS;

2) Duy trì các máy móc trang thiết bị, các tổ hợp kỹ thuật luôn luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt, tránh hư hỏng dừng hoạt động của tàu để đảm bảo tốc độ của hợp đồng thuê tàu, giảm chi phí và an toàn.

3) Tránh bỏ sót hạng mục bảo dưỡng, lầm lẫn trong quản lý bảo dưỡng;

4) Phân định rõ trách nhiệm bảo dưỡng giữa tàu và chuyên viên kỹ thuật trên văn phòng, không dựa dẫm, ỷ lại.

3. Trách nhiệm quản lý PMS:

1) PMS đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Thuyền trưởng và/hoặc Ban quản lý và bảo dưỡng của tàu (nếu trên tàu có tổ chức này);

2) Máy trưởng, Đại phó và Máy hai phải lập biên bản (ghi chép) tất cả công việc bảo dưỡng và kiểm tra đã thực hiện.

3) Tất cả công việc được thực hiện kể cả các dữ liệu/số liệu có được sau bảo dưỡng phải được Máy trưởng và Đại phó ký trong biên bản, sau khi có xác nhận của Thuyền trưởng được trình báo cho chuyên viên kỹ thuật phụ trách của công ty kèm theo nhận xét/ý kiến của tàu để được xác nhận hàng tháng (tùy theo quy định của mỗi công ty).

4) Chuyên viên kỹ thuật phụ trách trên văn phòng công ty phải đảm bảo rằng PMS đã được tiến hành theo đúng kế hoạch và luôn có phản hồi nhận xét cho tàu kèm theo những chỉ thị thích hợp.

5) Thời gian bảo dưỡng của mỗi hạng mục trong PMS có thể được điều chỉnh khi cần thiết (tàu đề xuất theo mẫu của Công ty).

II. NHIỆM VỤ BẢO DƯỞNG VÀ KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ CỨU SINH, CỨU HỎA

1) Trên cơ sở bản kế hoạch bảo dưỡng PMS của bộ phận boong do Đại phó phụ trách, công tác bảo dưỡng và kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa được lập thành kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, năm, 5 năm …của tàu được công ty phê duyệt. Bản kế hoạch này được giao cho Phó ba triển khai thực hiện và ghi chép các biểu mẫu báo cáo, nhật ký dưới sự tư vấn và phân công nhân lực của Đại phó.

Để thực hiện tốt công việc này, khi vừa nhận nhiệm vụ Phó ba phải đọc hết các quy định, quy trình, biểu mẫu báo cáo , sổ ghi chép mà Công ty yêu cầu. Mặt khác phải tìm hiểu trên sơ đồ và trong thực tế kết cấu, vị trí, yêu cầu bảo dưỡng, kiểm tra của các trang thiết bị này và bắt đầu thực hiện khi nhận nhiệm vụ. Những gì không rõ có thể yêu cầu đại phó tư vấn, hỗ trợ. Nên nhớ rằng ngoài ca trực trên buồng lái, Phó ba chịu sự quản lý trực tiếp của Đại phó.

Các biểu mẫu kèm theo dưới đây là ví dụ một phần trong kế hoạch bảo dưỡng và kiểm tra hàng tuần trang thiết bị cứu hỏa của một Công ty XXX và một phần bảng yêu cầu báo dưỡng định kỳ của Đăng kiểm VN để các bạn tham khảo..

Phó ba tiến hành công tác kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, thực hiện theo hướng dẫn của Công ty trong Sổ tay bảo dưỡng PMS trên cơ sở yêu cầu Đăng kiểm, ghi chép và ký vào các mẫu ghi chép trước khi trình Đại phó xác nhận. Bài tiếp theo sẽ đưa ra các một số chi tiết về cách tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa.

T.V.K

register-ship-box-img
Gọi ngay: 0962.366.229
SMS: 0962.366.229 Chat Zalo